Trang nhà
Lời Phật dạy
Từ bi trí huệ
Tết Nguyên Đán
Đại Lễ Phật Đản
Đại Lễ Vu Lan
Giác ngộ
Nghi lễ
Tự viện
 

Từ bi trong thế giới hiện đại

Đăng bài 3/11/2015 03:32:31 PM  |  Cập nhật 11/5/2023 05:37:23 PM
 
Từ Bi

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca là tấm gương sáng ngời về lòng từ bi vô lượng và trí tuệ vô biên. Nhờ có tấm lòng từ bi vô lượng mà Ngài đã hòa mình trong nỗi đau khổ của chúng sinh, đã chan hòa tình thương của mình trong vạn vật, như nước đại dương mà mỗi làn sóng, mỗi âm ba đều vang dội đến tận đáy lòng mình. Ngài đã không từ một cử chỉ nhỏ nhặt nào của tình thương trên con đường tìm Đạo [1].

Video tham khảo

Có một lần, Đức Phật đã bế một con cừu con què chân để giúp nó theo kịp mẹ; Ngài nói với nó: “Dù con về xa đến đâu, ta cũng sẽ bồng con theo mẹ con cho đến đấy. Trong lúc ta chưa tìm ra được phương thuốc để cứu độ toàn thể chúng sinh, thì ít nữa, ta cũng cứu được một mình con khỏi đau khổ. Ừ như thế còn hơn là ngồi trên núi như những kẻ tu hành kia để tự hành hạ thân xác và để cầu được thoát khổ với những vị thần bất lực”.

Với lòng từ bi vô lượng, vận dụng trí tuệ vô biên, Ngài đã quán sát đã thấu hiểu được qui luật vận động của vũ trụ, của muôn loài, để từ đó xây dựng nguyên lý nhân duyên, là cơ sở hình thành thuyết vô ngãvô thường [2]. Đức Phật chủ trương thuyết vô ngã, tu hạnh vô ngã, để thực hiện tình thương rộng lớn vô ngần, đó là Từ Bi, để đập tan cái Ta giả dối, cũng chính để chúng ta nhận rõ mình với người là một, "Ta" với "không phải Ta" vẫn như nhau. Khi đã không có biên giới giữa mình với người nữa, tình thương mới không có biên giới, tình thương mới toàn vẹn. Tình thương đó không chỉ giới hạn với người thân trong gia đình, với bạn bè, mà cả với người hại mình - hay được gọi là kẻ thù của mình. Tình thương đó cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi loài người, mà còn lan rộng đến muôn vật, cỏ cây, nghĩa là toàn thể chúng sanh, những gì có sự sống. Một đặc điểm trong đạo Phật là lòng tôn trọng sự sống. Phật dạy: “Ai cũng sợ gươm đao, ai cũng thích sống còn. Vậy hãy lấy mình suy lòng người mà chớ giết, chớ bảo giết” (Kinh Pháp Cú – Dhammapada). Trước khi rời cung điện để ra đi tìm đạo, Đức Phật đã nói với mình như thế này [1]:

“...Ta không muốn làm một kẻ chinh chiến, tắm bánh xe trong máu đào của muôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm đỏ gớm ghê… Tiếng kêu đau thương của thế giới xé rách màng tai, lòng Từ bi của ta chỉ muốn xóa bỏ những cảnh khổ đau của nhân loại”.

Tâm từ bi vô lượng của Ngài còn thể hiện qua lời giáo huấn đến hàng đệ tử: “Không nên lấy oán báo oán, chỉ nên lấy ân báo oán”. Bằng cách phân tích sâu sắc tâm ý của những người nuôi dưỡng oán thù, Ngài đã chỉ bày phương pháp để tiêu diệt oán thù:

"Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại và cướp đoạt của tôi. Nếu ai còn ôm ấp tâm niệm ấy thời sự giận không thể nào dứt hết. Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi và cướp đoạt của tôi. Nếu ai đã bỏ được tâm niệm ấy thời sự oán giận tự nhiên san bằng." (Kinh Pháp Cú – Dhammapada).

longtubi Sau khi đắc Đạo dưới gốc Bồ Đề, nhận thấy Đạo của mình thâm huyền, khó nói, khó bàn, ít người sẽ hiểu thấu, Đức Phật đã không nề khó khăn, lao nhọc, sáng tác ra nhiều phương pháp tu hành để có thể thích hợp với mọi hạng người, mọi căn cơ, mà Ngài nhận thấy đều có khả năng thành Phật [1]. Chính nhờ vậy mà ánh sáng của Đạo Vàng đã và đang ngày càng lan tỏa khắp muôn nơi, từ những quốc gia có truyền thống Phật Giáo đến những nơi, do nhân duyên, chưa được trãi nghiệm nhiều với giáo lý nhiệm mầu của Đức Phật.

Ông Migot, một Bác sỹ tây Âu, trong khi nghiên-cứu ảnh hưởng của Đạo Phật ở Á châu đã viết: "Nếu trong đạo Phật, tổ chức từ thiện chưa có được hình thức xã hội hoàn bị, thì ít nhất các nhà Phật Tử cũng đã đem lòng Từ Bi, Bác Ái của họ mà cứu vãn rất nhiều cảnh đau khổ của loài người. Lòng thương người ấy là nền móng của Từ Bi trong Đạo Phật.” [1].

Nhà bác học Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" [5-6]

 

TT. Barack Obama chắp tay chào Đức Đạt Lai Lạt Ma National Breakfast Prayer, Washington DC, 5-2-2015

TT. Barack Obama chắp tay chào Đức Đạt Lai Lạt Ma
National Breakfast Prayer, Washington DC, 5-2-2015


Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, luôn đánh giá cao việc vận dụng Từ Bi của Phật Giáo trong thế giới hiện đại [4]; trong bài phát biểu trước khách mời của "Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện Của Cả Nước Mỹ", ngày 5 tháng 2 năm 2015, ông Obama đã ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một người bạn tốt” và xưng tụng Ngài “là một tấm gương sáng chói về ý nghĩa của việc thực hành hạnh từ bi để truyền cảm hứng cho chúng ta xiển dương nhân phẩm và tự do của con người” ("a powerful example of what it means to practice compassion who inspires us to speak up for the dignity and freedom of all"). Ông Obama cũng nhấn mạnh rằng: "Chúng ta đã phải loay hoay với vấn đề này (cái thiện và cái ác bắt nguồn từ những tôn giáo – LND) trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Và chúng ta cũng không nên cao ngạo mà nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề của những dân tộc khác. Hãy nhớ là trong cuộc thánh chiến Thập Tự Chinh và thời kỳ Toà Án Dị Giáo, người ta cũng đã nhân danh Chúa Kitô mà vi phạm những tội ác khủng khiếp. Ngay trên quê hương chúng ta, chế đô nô lệ và luật Jim Crow cũng rất thường được biện minh bằng cách nhân danh Chúa Kitô. (Humanity has been grappling with these questions throughout human history. And lest we get on our high horse and think this is unique to some other place, remember that during the Crusades and the Inquisition, people committed terrible deeds in the name of Christ. In our home country, slavery and Jim Crow all too often was justified in the name of Christ.)" [3].

TT. Barack Obama kính cẩn trồng cây Bồ-đề Lăng Mahatma Gandhi New Delhi – ngày 25/01/2015

TT. Barack Obama kính cẩn trồng cây Bồ-đề
Lăng Mahatma Gandhi New Delhi – ngày 25/01/2015

Lịch sử Đức Phật Thích Ca chính là lịch sử của lòng Từ Bi và của Trí Tuệ. Ở đâu có đạo Phật, ở đó có tình thương, ở đó hận thù được hóa giải. Trải qua hơn 2557 năm, đạo Phật đã được thử thách, cọ xát với không gian và thời gian, và ngày càng khẳng định được giá trị thiết thực. Tiến bộ văn minh vật chất quá độ đã và đang đẩy con người vào vực thẳm của tham vọng, hận thù. Chiến tranh vì vậy vẫn diễn ra khốc liệt. Nhiều nơi trên thế giới vẫn còn nghèo đói, bệnh tật. Con người ngày càng có nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi mới. Ðạo Phật với Trí Tuệ Bát Nhã và Từ Bi là con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản [7].

Tác giả

00flowerba

Tài liệu tham khảo

[1] HT. Nhật Quang, Từ bi trong Đạo Phật.

[2] Phật pháp vô biên, Những giáo lý cơ bản để tìm hiểu Bát Nhã Tâm Kinh.

[3] Lý Nguyên Diệu, Tổng Thống Obama “Sỉ Nhục” Đạo Kitô ?

[4] Thích Vân Phong, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma.

[5] Lê Văn Phước, Albert Einstein và Đạo Phật.

[6] Albert Einstein, God and Buddhism.

[7] Cùng tác giả, Đức Phật và Đạo Phật.

Như Giọt Nước Lá Sen Đẹp

Tháng   Năm   
 
 
 
 
 
Tháng  
Ngày  
Giờ  
 
 

Với tâm nguyện góp phần vào công tác hoằng pháp bằng công nghệ thông tin, chuaphat.com trân trọng đăng tải các bài viết về Phật giáo và hoạt động Phật sự.

!!! Nam Mô A Di Đà Phật !!!

 

NỤ CƯỜI BẤT DIỆT
NỤ CƯỜI BẤT DIỆT
TẦM NHÌN GIÁO LÝ PHẬT
Ý NGHĨA CÔNG ĐỨC VÀ PHÚC ĐỨC
XUÂN TRONG ĐẠO PHẬT

© 2024 chuaphat.com  by tinyray